CÔNG TY TNHH LUẬT DÂN TRÍ - TƯ VẤN HÔN NHÂN - THỦ TỤC ĐẤT ĐAI - THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - TRANH CHẤP DÂN SỰ - HÌNH SỰ - BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU - LAO ĐỘNG - THỪA KẾ - Luật sư pháp lý - Tư vấn pháp lý - Tư vấn và làm thủ tục đất đai - Thành lập doanh nghiệp - Hì

https://lawyerjuridical.com


Con đi lấy chồng rồi còn được hưởng di sản do cha mẹ chết để lại không?

Chắc hẳn nhiều bạn đọc vẫn thắc mắc liệu khi mình kết hôn, đi nơi khác sinh sống thì có quyền hưởng di sản của cha mẹ để lại nữa không. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc đó.
Con đi lấy chồng rồi còn được hưởng di sản do cha mẹ chết để lại không?
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì thừa kế sẽ có 02 loại là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Vậy, trường hợp nào sẽ thừa kế theo pháp luật và trường hợp nào sẽ thừa kế theo di chúc và những ai sẽ có quyền thừa kế di sản khi cha, mẹ chết để lại?
* Thừa kế theo di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
  • Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
  • Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
  • Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
  • Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
  • Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Nội dung của di chúc
Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản.
Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Theo quy định trên có thể thấy, chỉ những người được chỉ định được nhận di sản trong di chúc mới có quyền được hưởng di sản khi người để lại di chúc chết.

Tuy nhiên, pháp luật cũng có quy định những người sau đây cũng được hưởng di sản mà không phụ thuộc vào việc di chúc có cho họ được hưởng di sản hay không, đó là:
  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Tất nhiên, để một di chúc có hiệu lực  cần đáp ứng các điều kiện cụ thể do pháp luật quy định.
* Thừa
 kế theo pháp luật.
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Các trường hợp thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Người thừa kế theo pháp luật
Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, có thể nói con cái trong gia đình, dù đã kết hôn với ai, sống ở đâu thì vẫn được hưởng di sản thừa kế do cha mẹ để lại, nếu di chúc không loại trừ quyền thừa kế (trong trường hợp có di chúc) hoặc người đó không thuộc trường hợp không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc (trong trường hợp không có di chúc - thừa kế theo pháp luật). Trường hợp cần giải đáp, hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí - Hotline: 0981.818.805.
 

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây