CÔNG TY TNHH LUẬT DÂN TRÍ - TƯ VẤN HÔN NHÂN - THỦ TỤC ĐẤT ĐAI - THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP - TRANH CHẤP DÂN SỰ - HÌNH SỰ - BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU - LAO ĐỘNG - THỪA KẾ - Luật sư pháp lý - Tư vấn pháp lý - Tư vấn và làm thủ tục đất đai - Thành lập doanh nghiệp - HìLuật sư pháp lý - Tư vấn pháp lý - Tư vấn và làm thủ tục đất đai - Thành lập doanh nghiệp - Hình sự - Hôn nhân
Sức mạnh của kỷ luật bản thân và 5 nguyên tắc thực hành kỷ luật bản thân hiệu quả
Thứ ba - 17/11/2020 15:13
Kỷ luật bản thân là điều mà mỗi người cần phải cố gắng rèn luyện thì mới có thể đạt được một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai. Nếu có kỷ luật bản thân sẽ mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho cuộc sống của bạn.
1. Sức mạnh của kỷ luật bản thân
Kỷ luật bản thân chính là khả năng biết kiểm soát bản thân về lời nói, hành động, tính cách và đảm bảo hành động nhất quán với mục tiêu lâu dài. Nó là sự khước từ cảm giác thỏa mãn vui vẻ, cám dỗ tức thì và gác lại những việc nuông chiều bản thân.
Kỷ luật bản thân là thứ mà bạn phải có để cưỡng lại những cám dỗ, những viện cớ. Không có kỷ luật bản thân bạn sẽ không thành công bền vững. Kỷ luật bản thân chính là vạn sự khởi đầu nan. Lúc đầu bạn sẽ thấy cực khổ khó khăn nhưng sau khi rèn luyện thành thói quen bạn sẽ bắt bản thân làm những việc cần làm và không bao giờ bỏ cuộc trong mọi tình huống.
Kỷ luật bản thân là khả năng làm những việc ta cần làm vào những lúc cần làm, cho dù ta có thích hay không. Kỷ luật bản thân chính là bí quyết giúp bạn vượt trội hơn người khác là chiếc chìa khóa đưa bạn đến thành công và nếu không có nó thì những nguyên tắc còn lại sẽ không phát huy tác dụng.
Thiếu kỷ luật bản thân chính là nguyên nhân khiến bạn thất bại, chán nản, kém cỏi và sống không mục đích, hạnh phúc. Những người thiếu kỷ luật thường lựa chọn con đường ít chông gai để đi. Nghĩa là họ lựa chọn cách thức dễ dàng trong mọi tình huống, tìm kiếm những kế hoạch làm giàu hoặc cách kiếm tiền dễ dàng nhanh chóng mà không nghĩ đến hậu quả. Hơn nữa người thiếu kỷ luật còn thích lựa chọn những yếu tố có lợi là những gì nhanh nhất dế nhất để đạt được thứ mình mong muốn ngay lập tức. Hầu hết mọi người đều có xu hướng lựa chọn những việc có lợi dễ dàng và vui vẻ thay vì chọn những việc cần thiết để giúp ta đạt được thành công.
2. Một số nguyên tắc giúp bạn xây dựng tính kỷ luật bản thân
Nguyên tắc đầu tiên hãy cuốn gói khỏi đảo một ngày nào đó. Hằng ngày chúng ta có rất nhiều việc muốn làm nhưng lại hay có suy nghĩ để đó rồi lúc nào đó sẽ làm thay vì bắt tay vào hành động ngay. Chính vì chúng ta cứ nuôi dưỡng trong suy nghĩ của mình một ngày nào đó sẽ làm cái gì đó và bị những thứ vui vẻ nhất thời làm cho quên lãng. Như vậy, Để kỷ luật bản thân chúng ta chỉ có thể nhắc nhở mình làm hoặc không làm ngay thời điểm đó không được việc cớ, lí do này nọ. Hãy nhắc bản thân rằng nếu đó là điều sẽ xảy ra thì tôi phải là người làm nó xảy ra.
Nguyên tắc thứ 2 là hãy nhìn xa trông rộng nghĩa là suy xét xem mình muốn trở thành một người như thế nào và đạt được mục tiêu gì trong đời, sau đó xác định những việc cần phải làm hoặc không làm để đạt được mục tiêu tương lai mong muốn. Bản thân phải biết hy sinh những thứ trước mắt, việc lớn lẫn việc nhỏ để đảm bảo đạt được kết quả tốt đẹp về sau. Dành hàng giờ, thậm chí hàng năm để tìm hiểu, chuẩn bị và rèn luyện mài giũa những kỹ năng giúp bản thân trở nên giá trị hơn. Hãy nhìn vào tấm gương của những người đã thành công trên thế giới, thành tựu mà họ đạt được không phải trong bất ngờ thoáng chốc mà vào lúc mọi người đang say giấc họ phấn đấu suốt đêm thâu.
Nguyên tắc số 3 là biết bỏ qua những lợi ích ngắn hạn để hướng đến những lợi ích dài hạn. Sự khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại đó là người thành công biết rằng dù đó là việc không thích làm nhưng họ sẵn sàng chấp nhận trả 1 cái giá với mong muốn tận hưởng những thành công và phần thưởng to lớn trong tương lai. Người thành công chọn kết quả tốt đẹp là những kết quả tích cực về lâu về dài mang lại, còn kẻ thất bại họ chọn cách thức êm đẹp, niềm vui cá nhân và sự thỏa mãn tức thời.
Nguyên tắc số 4 đó là ăn món chính rồi mới đến món tráng miệng. Vì sao lại nói kỷ luật bản thân chính là ăn món chính xong mới đến món tráng miệng. Bởi vì khi chúng ta ăn những món chính là những món cần thiết đối với cơ thể rồi mới đến ăn những món tráng miệng hoặc là để bổ sung dinh dưỡng hoặc là để giải trí. Nhưng nếu chúng ta chọn ăn món tráng miệng trước chúng ta sẽ no và cảm thấy không còn muốn ăn món chính nữa, hơn nữa chất dinh dưỡng có trong món tráng miệng sao có thể so với món chính cần thiết cho cơ thể.
Nguyên tắc cuối cùng để xây dựng tính kỷ luật bản thân đó là quyết định chắc chắn về việc cư xử như thế nào trong 1 hoạt động cụ thể. Nghĩa là khi bạn đã xác định những hành động của mình thì phải quyết tâm thực hiện đến cùng, không cho phép bản thân có ngoại lệ nào xảy ra cho đến khi thói quen hành động được hình thành bền vững. Mỗi lần bạn sai xót hay nuông chiều bản thân hãy nhắc mình nhanh chóng quay lại quyết tâm rèn luyện để không còn vô kỷ luật.
Chính vì có sức mạnh to lớn và là chiếc chìa khóa nắm giữ thành công của mỗi người. Cho nên hãy quyết tâm rèn luyện kỷ luật bản thân, làm việc dù muốn hay không để xây dựng một thói quen vững chắc.
Mọi chuyện đều gian nan trước khi nó trở nên dễ dàng. Con người có thể học bất kì học bất cứ thứ gì và rèn luyện kỷ luật bản thân để trở thành những gì bản thân mong muốn. Lối sống kỷ luật sẽ mang lại phần thưởng vô cùng to lớn. Càng thực hành tính tự chủ và tự kiểm soát thì bạn sẽ càng yêu quí và trân trọng bản thân mình. Càng sống có kỷ luật bạn càng được mọi người tôn trọng và tự hào về chính mình. Từ đó bản thân sẽ luôn hướng đến những điều tích cực, bạn sẽ thấy mình mạnh mẽ và hạnh phúc hơn.
Theo Bộ Công an, nếu người nào sử dụng số tiền do người khác chuyển nhầm có thể bị phạt hành chính đến 5 triệu đồng hoặc có thể bị xử lý hình sự với...
Cục Sở Hữu Trí Tuệ (SHTT - Bộ KH&CN) cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu "DAI HAI PETROL GAS" cho Công ty Cổ phần Hải Dương Gas nhưng 2 năm sau, cơ quan này...