Cuộc sống là một cuộc cạnh tranh mà "kẻ thù lớn nhất lại là chính mình"

Thứ sáu - 05/03/2021 03:07
Để có được chỗ đứng cho bản thân, điều đầu tiên chúng ta phải làm đó là vượt qua được giới hạn nhận thức của chính mình.
Cuộc sống là một cuộc cạnh tranh mà "kẻ thù lớn nhất lại là chính mình"
1. Một người có mức độ nhận thức càng thấp thì càng cứng đầu

Trong nhiều trường hợp, thứ thực sự kìm hãm chúng ta không phải định kiến của thế giới bên ngoài mà là xiềng xích của nhận thức. Khai mở động lực để thay đổi bản thân: "Sự khác biệt cơ bản giữa con người với nhau là sự khác biệt về khả năng nhận thức".

Một số người biết cách chủ động lắng nghe ý kiến ​​của người khác và tiếp tục tiếp thu những ý tưởng mới ngay sẽ sớm hoàn thiện bản thân hơn. Trong khi đó những người cứng đầu sẽ tự giam mình trong cái kén nhận thức hạn hẹp.

2. Mức độ nhận thức quyết định tầm cao

Điều thực sự giới hạn cuộc sống của chúng ta không bao giờ là nghèo đói về kinh tế, mà là những trở ngại về nhận thức. Khoảng cách lớn nhất giữa mọi người không phải là năng lực, không phải xuất thân mà là trình độ nhận thức.

Mức độ nhận thức của một người quyết định kết quả của cuộc đời của mỗi người. Vì vậy, mặc dù lớn lên cùng bố mẹ và bạn bè trong khu ổ chuột, cuối cùng Peter cũng có thể bước ra khỏi vòng luẩn quẩn đói nghèo.

3. Khả năng nhận thức là giới hạn cuối cùng

Những người bị mắc kẹt trong quan điểm bảo thủ sẽ bị kìm hãm trong nghèo đói. Trong khi đó những người ở tầm cao nhận thức sẽ tự nâng cấp cuộc sống của chính mình. Vậy, làm thế nào để phá bỏ cái kén nhận thức và đạt được bước tiến nhảy vọt trong tư duy?

Chuyển đổi từ vùng an toàn sang mạo hiểm. Các nhà xã hội học chia nhận thức của con người thành ba vùng: Vùng thoải mái, vùng kéo dài và vùng mạo hiểm. Những người thực sự có tài năng sẽ đưa bản thân từ vùng thoải mái sang vùng mạo hiểm.

Để mở mang kiến ​​thức, chúng ta cần học cách đọc nhiều, tiếp xúc với những người có trình độ cao và không ngừng khám phá. Trong quá trình này, bán kính của vùng nhận thức sẽ tiếp tục mở rộng, và vùng mạo hiểm ban đầu sẽ dần trở thành vùng kéo dài, hoặc thậm chí là vùng thoải mái mới.

Điều này cho phép mở rộng ranh giới suy nghĩ của bản thân và nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện hơn. Nâng cấp từ học tập thụ động lên học tập chủ động. Hầu hết chúng ta đều quen với việc học thụ động và suy nghĩ thụ động. Khi ở trường, chúng ta học theo kế hoạch giảng dạy của giáo viên, sau khi đi làm thì thực hiện theo chỉ đạo của tổ trưởng.

Nhưng các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng tỷ lệ lưu giữ thông tin mà mọi người có được thông qua học tập chủ động cao hơn nhiều so với học tập thụ động. Những thay đổi thực sự diễn ra từ bên trong ra bên ngoài, chúng ta nên làm mới phương pháp học tập để công sức bỏ ra thu về kết quả xứng đáng.

Muốn gạt bỏ mọi lo toan bộn bề của cuộc sống, trước hết bạn phải nâng cao nhận thức của mình. Chỉ bằng cách lột bỏ cái kén nhận thức, chúng ta mới có thể thoát khỏi tình trạng bế tắc ở thực tại.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây