Tên thương mại là gì ? Quyền sử dụng tên thương mại ? Đăng ký tên thương mại ?

Thứ bảy - 14/11/2020 04:07
Tên thương mại thường được hiểu là tên gọi (tên gọi riêng biệt) đã được tổ chức, doanh nghiệp đăng ký với cơ quan có thẩm quyền (cơ quan nhà nước) và được cấp giấy phép hoạt động theo nội dung tên gọi đó.
Tên thương mại là gì ? Quyền sử dụng tên thương mại ? Đăng ký tên thương mại ?

Tên thương mại là một đối tượng Sở hữu công nghiệp (SHCN) được Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) bảo hộ, bên cạnh các đối tượng khác như nhãn hiệu, sáng chế. Tuy nhiên, khác với các quyền SHCN được xác lập chủ yếu trên cơ sở đăng ký (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, sáng chế…), quyền đối với tên thương mại lại được xác lập trên cơ sở thực tế sử dụng hợp pháp, mà không qua thủ tục đăng ký.

Như vậy, phạm vi bảo hộ tên thương mại dựa trên việc sử dụng tên thương mại, mà không có bất kỳ văn bằng bảo hộ nào ghi nhận. Vì lẽ đó, việc bảo hộ tên thương mại thường phức tạp hơn các quyền SHTT khác được ghi nhận rõ ràng trong văn bằng bảo hộ.

Khái niệm tên thương mại và khả năng phân biệt của tên thương mại

Ra đời trong hoạt động kinh doanh thương mại, nhưng khái niệm tên thương mại lại không được định nghĩa trong các luật liên quan như luật doanh nghiệp 2014, luật thương mại 2005. Chỉ một số văn bản hướng dẫn như Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định về đặt tên doanh nghiệp có chứa tên thương mại, nhưng không nêu định nghĩa tên thương mại.

Khái niệm tên thương mại chỉ được tìm thấy trong Luật SHTT, cụ thể là Điều 4.21:

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Dù đã có khái niệm trên, nhưng việc xác định tên thương mại vẫn không hề đơn giản. Một loạt câu hỏi lại được đặt ra: tên thương mại là tên gọi của chủ thể kinh doanh, vậy tên thương mại khác gì so với tên doanh nghiệp, tên hộ kinh doanh cá thể? Liệu sử dụng một tên khác với tên trong đăng ký kinh doanh có được coi là tên thương mại? Tên thương mại phải đáp ứng yêu cầu gì để có thể phân biệt chủ thể kinh doanh?

Để làm rõ hơn việc xác định tên thương mại, cần xem xét đến Điều 76 của Luật SHTT:

Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Quy định này được hiểu như một câu điều kiện nếu (có khả năng phân biệt) thì (được bảo hộ). Như vậy, suy diễn ngược lại, có thể hiểu thêm rằng: có trường hợp tên gọi của chủ thể kinh doanh là tên thương mại, nhưng tên này sẽ không được bảo hộ do không có khả năng phân biệt. Hay nói cách khác, một tên gọi của chủ thể kinh doanh được coi là tên thương mại, nhưng tên thương mại này không đương nhiên được bảo hộ, mà phải xem xét đến khả năng phân biệt của nó.

Tiếp đến, Điều 78 Luật SHTT quy định về điều kiện có khả năng phân biệt nêu trên:

Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng.
  2. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
  3. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Các điều kiện thứ 2 và 3 chỉ đơn thuần loại trừ việc bảo hộ tên thương mại gây nhầm lần với các đối tượng được bảo hộ trước và việc loại trừ này là đương nhiên. Một điểm khác biệt giữa điều kiện thứ 2 và 3 là giới hạn địa lý. Do nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý có phạm vi bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam, nếu tên thương mại trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu/ chỉ dẫn địa lý, thì dù tên thương mại và nhãn hiệu/chỉ dẫn địa lý được sử dụng ở hai khu vực địa lý khác nhau, sẽ vẫn bị coi là không có khả năng phân biệt. Ngược lại, nếu hai tên thương mại trùng hoặc tương tự nhau, nhưng sử dụng thực tế ở hai khu vực địa lý khác nhau, thì chúng vẫn có thể cùng có khả năng phân biệt và cùng được bảo hộ.

Theo điều kiện thứ nhất, tên thương mại phải chứa thành phần tên riêng. Vậy, phải xác định được tên riêng là gì.

Mặc dù Luật SHTT không giải thích, nhưng đối chiếu với Điều 38 Luật doanh nghiệp 2014, tên riêng của doanh nghiệp được hiểu là thành phần tên trong đăng ký kinh doanh, loại bỏ đi loại hình doanh nghiệp.


1. Quyền sử dụng tên thương mại

Cách sử dụng tên thương mại:
 
Một khi đã sở hữu hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, chủ thể sở hữu sẽ được quyền: sử dụng tên thương mại vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại đó trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và quảng cáo;
 
Quyền chuyển giao tên thương mại theo hợp đồng hoặc thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển giao phải được tiến hành cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó; yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm tên thương mại.
 
2. Tên thương mại là gì ?
 
Theo khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2007 quy định: Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
 
- Tên thương mại phải là tập hợp các chữ, phát âm được và có nghĩa.
 
- Tên thương mại bao gồm hai phần: Phần mô tả và phần phân biệt.
 
Phần mô tả là một tập hợp các từ có nghĩa mô tả tóm tắt loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh.
 
Phần phân biệt là tập hợp các chữ cái phát âm được, có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa. Phần mô tả không có khả năng tạo nên tính phân biệt cho tên thương mại (hai doanh nghiệp có tên thương mại khác nhau có thể có phần mô tả giống nhau).
 
Ví dụ: Với tên Công ty TNHH xây dựng Thành Đô. Phần mô tả là “Công ty TNHH xây dựng”, phần phân biệt là “Thành Đô”, phân biệt với “Công ty TNHH xây dựng Tiến Thành”. “Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam” không có khả năng phân biệt (Tổng công ty - mô tả loại hình công ty; Bưu chính viễn thông- lĩnh vực hoạt động; Việt Nam - không có khả năng phân biệt). Vì vậy phải thêm dấu hiệu khác là “VNPT” là tên giao dịch.

Tên thương mại thường là tên doanh nghiệp.
 
Phạm vi bảo hộ đối với tên thương mại:
 
Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với Khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ.
 
Chủ sở hữu được sử dụng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.
 
Lưu ý:
 
Việc đăng ký tên gọi của tổ chức, cá nhân kinh doanh như thành lập công ty, hộ kinh doanh… trong thủ tục kinh doanh không được coi là sử dụng tên gọi đó mà chỉ là một điều kiện để việc sử dụng tên gọi đó được coi là hợp pháp.
 
Điều kiện bảo hộ:
 
Thứ nhất, tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
 
Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
 
+ Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
 
+ Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
 
+ Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
 
Thứ hai, Không thuộc đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại sau: Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh.
 
Hành vi xâm phạm, cạnh tranh không lành mạnh:
 
Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
 
Việc đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ của người khác mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của tên thương mại là các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ.
 
Theo Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 đề cập đến vấn đề bảo hộ Tên thương mại và Nhãn hiệu như sau:
 
Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh (Điều 76). Khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng; Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
 
Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng (Điều 78).

Vậy, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó (điều 6.3).Ngược lại, Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác (Điều 72). Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ (Điều 74).

Vậy, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký (Trích điều 6.3).

Như vậy, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp văn bằng bảo hộ cho người đăng ký các đối tượng đó. Người được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ là chủ sở hữu và được hưởng quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm vi bảo hộ ghi trong văn bằng bảo hộ và trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền sử dụng văn bằng bảo hộ làm căn cứ chứng minh quyền của mình mà không cần chứng cứ nào khác (trích Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN).

Quyền sở hữu công nghiệp đối với Tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với tên thương mại, chủ thể có tên thương mại phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ thể hiện thời gian, lãnh thổ, lĩnh vực trong đó tên thương mại đã được chủ thể đó sử dụng (Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN)Dựa vào những cơ sở trên, chúng ta có thể đưa ra một số điểm để phân biệt Tên thương mại và Nhãn hiệu hàng hóa:

 
Tên thương mại Nhãn hiệu hàng hóa Luật bảo vệ Luật thương mại & Luật dân sự (phần sở hữu trí tuệ) Luật dân sự (phần sở hữu trí tuệ)
Chức năng Là dấu hiệu để phân biệt các doanh nghiệp Là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ
Thành phần cấu tạo Từ ngữ, chữ số đọc được Từ ngữ, chữ số đọc được, hình ảnh, màu sắc
Phạm vi bảo hộ Trong một địa bàn, trên một lĩnh vực Trên toàn quốc

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây